(AF1.vn) Kết phiên 21/7, VNIndex giảm 2,5 điểm (0,2%) còn 1.270,79 điểm, HNXIndex giảm 0,1% xuống 300,8 điểm, duy nhất Upcom tăng nhẹ 0,72% lên mức 84,3 điểm. Giao dịch ảm đạm và rất ..chậm. Rõ ràng chưa thể nói rằng nhịp giảm đã kết thúc theo bất kỳ lý thuyết và cả những mẫu hình giao dịch thực tế nào vào lúc này.

Thanh khoản hôm nay sụt giảm khá nghiêm trọng, dòng tiền vẫn tỏ ra chưa sẵn sàng quay trở lại, thanh khoản tính riêng trên HoSE hôm nay chỉ hơn 16.000 tỷ đồng nếu trừ phần giao dịch thỏa thuận 3.3 nghìn tỷ thì tổng khớp giao dịch chỉ hơn 12.7 nghìn tỷ. Tương tự sàn HNX giao dịch giảm mạnh 40% đến 50% so với giai đoạn gần dây chỉ còn 1.37 nghìn tỷ.

Theo VEPR, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách nhận định, tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong giữa và cuối quý II đã tiếp tục làm gián đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương đang bùng phát dịch. Mặt khác, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm; đầu tư công 6 tháng chưa đạt 2/3 kế hoạch năm; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; thị trường chứng khoán trồi sụt nhiều tiềm ẩn rủi ro; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện; hiệu quả đầu tư công thấp; tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp.

Theo đó, với kịch bản cơ sở: Dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III/2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 2/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 – 5,1%.

Kịch bản bất lợi: Dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý IV, quá trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5 – 4,0%.


Nếu xét cả hai mức này đều thấp hơn rất xa mức 6.7% theo kế hoạch mà chính phủ đề ra và thấp hơn cả mức 6 tháng đầu năm (tức là tăng trưởng âm so với 6 tháng đầu năm). Có phải chúng ta đã qua thời kỳ trăng mật? Là câu hỏi có vẻ như đã có câu trả lời.

 

Cũng theo VNEconomy, hết 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng tiếp tục “khoe” lãi khủng nhưng đang lờ đi vấn đề trích lập dự phòng với 350 nghìn tỷ đồng nợ cơ cấu Thông tư 01, 03 cũng như vài triệu tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch…Tuy nhiên, hầu như chưa ai nhắc đến con số hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ cơ cấu theo Thông tư 03 và khoảng 2 triệu tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, chưa được phân loại và trích lập dự phòng rủi ro. Những con số này khi lộ ra dưới ánh đèn, chắc chắn lợi nhuận sẽ không còn là màu hồng như từng thấy.

Bình luận về vấn đề này AF1 khách quan cho rằng: Vừa rồi các ngân hàng phải buộc giảm lãi suất (ls) hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó (đổi lại các ngân hàng được SBV cho phép tăng hạn mức room tín dụng nhưng chưa có tính toán nào cho thấy điều này bù được hay không phần giảm ls này), tuy nhiên rõ ràng thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên là không thể tránh khỏi. Việc trích lập theo thông tư 03 tương ứng 30% nợ xấu vào 31/12 cũng không thể không thực hiện.

Tổng nợ xấu đến 30/6 là khoảng 350 nghìn tỷ, một số NH đã trích đủ/gần đủ đến thời điểm hiện tại, nhưng khả năng nợ xấu sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tình hình hiện nay là không phải bàn cãi, dự kiến đến cuối năm ít nhất khoảng 420 nghìn-450 nghìn tỷ nợ xấu là khả thi và 30% số này là khoảng từ 120 nghìn tỷ đến 150 nghìn tỷ trích lập dự phòng sẽ bào mòn bớt lợi nhuận cả ngành vào Q3 và đặc biệt Q4/2021.

Trong mọi trường hợp LN 6 tháng cuối năm ngành ngân hàng đều không thể bằng Q1 và Q2 , thời điểm không bắt buộc trích lập hoàn toàn. (nhắc mọi người lưu ý ngành ngân hàng đang chiếm giao động từ 40% đến 43% vốn hóa của thị trường CKVN tính đến cuối tháng 6.2021.

 

Chiến lược AF1 từ 22/7/2021: Chúng tôi thật sự hy vọng VNindex sẽ tìm được điểm cân bằng tại vùng 1180-1200 tương tự VN30 ở vùng quanh 1300 với thanh khoản khả quan hơn – Tạm thời không mua vào với NĐT nhỏ lẻ. Chú ý cân đối tỷ lệ margin ở mức an toàn (điều này cá nhân tự cân nhắc).

Thật ra với AF1 chúng tôi cũng có những cổ phiếu có thể về vùng giá mua tích lũy dần nhưng vì sự an toàn của các nhà đầu tư không chuyên chúng tôi không thể công khai những cổ phiếu này vào lúc này. Chú ý các cp đầu ngành sx nhu yếu phẩm thiết yếu, công nghệ cao hưởng lợi từ chính sách thuế và ưu đãi lãi suất.

Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong thời gian này chúng tôi sẽ cập nhật lại chiến lược mới để NĐT có thêm thông tin.
Kỷ luật sẽ tạo nên thành quả.

Lưu ý: gần đây bùng nổ F0 (nhà đầu tư mới) nên nhu cầu tham gia các khóa học về PTKT cũng rất cao nhưng là một người tham gia thị trường từ khá sớm mình xin góp ý với các bạn F0 hai vấn đề:

1. Chỉ PTKT là không đủ (mà riêng PTKT cũng cần trải nghiệm đủ lâu, những cái các bạn học là cái ai cũng biết, cũng từng học thì kết quả bạn cho ra cũng là kết quả của đám đông cùng nhìn nhận. Thực tế đám đông trong những lúc quan trọng luôn phải sai.

2. Khi thị trường vào giai đoạn tâm lý chi phối mạnh thì PTKT không giúp ích nhiều kiểu ngắn hạn theo từng phiên. Không có hỗ trợ nào không thể xuyên thủng nếu nỗi sợ hãi chi phối, không có kháng cự nào là không thể vượt qua khi niềm tin, sự lạc quan và tiền đủ lớn. Những giai đoạn tâm lý này PTKT sẽ không tác dụng lắm.

Cuối cùng ngoài TA (PTKT) phải có FA (cơ bản) và không được bỏ qua xu hướng ngành/thị trường thông qua các chỉ số Vĩ mô.

AF1 áp dụng ngoài phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật còn đặc biệt chú trọng vĩ mô. Không bao giờ có thể dự đoán sát thực tế giao dịch (trading) nếu không kết hợp được đủ ít nhất 3 yếu tố này. 

Chúc quý đọc giả gặp nhiều may mắn.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN THẦN 1


Tham khảo các nhận định từ ngày 28/6 của AF1 và một số bài liên quan:

 

Danh mục “quan sát” từ lúc này: STB GEX DBC VNM SCR (SMC) (sẽ update mức giá tham khảo sau)

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN THẦN 1

Thông tin này được tổng hợp từ các nguồn mà chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không chịu trách nhiệm về sự hoàn chỉnh hay tính chính xác của nó. Đây không phải là bản chào hàng hay sự nài khẩn mua của bất cứ cổ phiếu nào. AF1 và nhân viên AF1 có thể có hoặc không có vị trí liên quan đến các cổ phiếu được nhắc tới ở đây. Tất cả các ý kiến và dự đoán có trong báo cáo này được tạo thành từ các đánh giá độc lập, khách quan của chúng tôi vào ngày này và có thể thay đổi không cần báo trước.

AF1 cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính chuyên biệt phục vụ nhu cầu đầu tư chứng khoán.

(Tỷ lệ đòn bẩy cao, hệ thống quản lý tài khoản bằng phần mềm cho khách hàng, danh mục linh động với tôn chỉ tuyệt đối minh bạch và bám sát nhu cầu thị trường)